Chuẩn đầu vào

NGÀNH TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN

- Người đã được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) của Việt Nam hoặc tương đương hoặc có bằng tốt nghiệp của nước ngoài được công nhận trình độ tương đương;
- Đối với phương thức xét tuyển sử dụng kết quả của kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT): Thí sinh có tổng điểm 03 môn thi của tổ hợp môn xét tuyển lớn hơn hoặc bằng điểm sàn của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, không có môn thi nào dưới 2,5 điểm.
- Đối với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT (học bạ): Thí sinh đủ có tổng điểm trung bình 03 môn trong tổ hợp xét tuyển theo 3 hình thức từ 15 điểm trở lên trong đó không có môn nào có điểm trung bình dưới 2,5 điểm.
- Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành;
- Có đủ thông tin cá nhân;
- Đối với thí sinh khuyết tật bị suy giảm khả năng học tập cần có xác nhận của các cấp chính quyền địa phương được Hiệu trưởng xem xét, quyết định cho dự tuyển sinh vào ngành học phù hợp với tình trạng sức khỏe của thí sinh.

Chương trình đào tạo cử nhân chất lượng cao

NGÀNH TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN

Chương trình đào tạo ngành Truyền thông Đa phương tiện của Trường Đại học Trưng Vương được thiết kế để đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực Truyền thông trong bối cảnh hội nhập quốc tế và phát triển của nền kinh tế.
Năm 1
Học kỳ 1
Năm 1
Học kỳ 2
Năm 1
Học kỳ 3
Năm 2
Học kỳ 4
Năm 2
Học kỳ 5
Năm 2
Học kỳ 6
Năm 3
Học kỳ 7
Năm 3
Học kỳ 8
Năm 3
Học kỳ 9
1. Khối kiến thức chung (Không tính các học phần Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng và An ninh)
Kinh tế - Chính trị Mác - Lênin (2TC)
Chủ nghĩa xã hội khoa học (2TC)
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (2TC)
Tư tưởng Hồ Chí Minh (2TC)
Triết học Mác - Lênin (3TC)
Pháp luật đại cương (3TC)
Tin học đại cương (3TC)
Tiếng Anh P1 (4TC)
Tiếng Anh P2 (4TC)
Tiếng Anh P3 (4TC)
Tiếng Anh P4 (4TC)
Giáo dục thể chất (3TC)
Giáo dục quốc phòng (11TC)
2. Khối kiến thức theo lĩnh vực
2.1. Học phần bắt buộc
Ngôn ngữ Truyền thông (2TC)
Cơ sở Văn hóa Việt Nam (2TC)
Thiết kế và xây dựng Website (3TC)
2.2. Học phần tự chọn (Sinh viên được lựa chọn 2 trong 5 học phần)
Tiếng Việt thực hành (2TC)
Pháp luật và Đạo đức Truyền thông (2TC)
Marketing căn bản (2TC)
Tâm lý học Truyền thông (2TC)
Xã hội học Truyền thông (2TC)
3. Khối kiến thức của nhóm ngành
3.1. Học phần bắt buộc
Lý thuyết Truyền thông (3TC)
Quan hệ công chúng và quảng cáo (3TC)
Lao động báo chí truyền thông (3TC)
Công chúng truyền thông (3TC)
Xây dựng và PT thương hiệu (3TC)
3.2. Học phần tự chọn (Sinh viên được lựa chọn 2 trong 5 học phần)
Truyền thông sự kiện (2TC)
Truyền thông Xã hộ (2TC)
Truyền thông sáng tạo (2TC)
Truyền thông Marketing tích hợp (2TC)
Mỹ thuật (2TC)
4. Khối kiến thức ngành và bổ trợ
4.1. Học phần bắt buộc
Nhập môn Truyền thông đa phương tiện (3TC)
Nhiếp ảnh (3TC)
Kỹ năng viết và truyền thông ĐPT (3TC)
Sản xuất và biên tập Audio (3TC)
Sản xuất và biên tập Video (3TC)
Truyền thông dữ liệu (3TC)
Thiết kế đồ họa truyền thông (3TC)
Báo chí truyền thông đa nền tảng (3TC)
Xuất bản điện tử (3TC)
Truyền thông di động (3TC)
Nghiên cứu thị trường truyền thông (3TC)
Kỹ năng mềm (3TC)
Tiếng Anh chuyên ngành (4TC)
4.2. Học phần tự chọn (Sinh viên được lựa chọn 5 trong 15 học phần)
Quản trị khủng hoảng (3TC)
Truyền thông Văn hóa nghệ thuật (3TC)
Kỹ xảo và hiệu ứng (3TC)
Sản xuất và biên tập Video âm nhạc (MV) (3TC)
Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn (3TC)
Hoạt hình (3TC)
Siêu phẩm số (3TC)
Truyền thông Doanh nghiệp (3TC)
Truyền thông Chính phủ (3TC)
Bản quyền và sở hữu trí tuệ (3TC)
An ninh Truyền thông (3TC)
Phim ngắn (3TC)
Kỹ năng Dẫn chương trình (3TC)
Digital Marketing (3TC)
Infographics (3TC)
5. Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp
Thực tập tốt nghiệp (4TC)
Khóa luận tốt nghiệp (6TC)
Học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp
Kinh doanh sản phẩm TT ĐPT (3TC)
Sản xuất sản phẩm TTĐPT (3TC)

Chuẩn đầu ra

NGÀNH TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN

1. Chuẩn đầu ra về kiến thức
- Vận dụng được kiến thức về khoa học lý luận chính trị... trong các hoạt động thực tiễn và nghiên cứu về Truyền thông.
- Vận dụng được các kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, kiến thức liên ngành như maketing, quảng cáo, truyền thông, báo chí... để áp dụng trong học tập và nghiên cứu.
- Minh họa được kiến thức nền tảng về các lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn có liên quan như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, pháp luật, ngôn ngữ, tâm lý, văn hóa học cơ bản trong thực tiễn công việc.
- Vận dụng được các lý thuyết cơ bản về truyền thông, phân tích được các quy trình xây dựng kế hoạch Truyền thông, từ đó áp dụng được vào việc xây dựng kế hoạch Truyền thông đa phương tiện trong từng lĩnh vực như doanh nghiệp, chính phủ, truyền thông nội bộ, marketing số, xử lý khủng hoảng...
- Ứng dụng được khối kiến thức khoa học tự nhiên, công nghệ để phân tích dữ liệu, thiết kế, trình bày kết quả nghiên cứu, sáng tạo sản phẩm truyền thông dưới dạng số hóa, thiết kế và xây dựng website, trang mạng xã hội... thích ứng với thời đại công nghiệp 4.0 và xu hướng toàn cầu hóa.
- Minh họa được kiến thức lập và triển khai kế hoạch thực hiện các nghiệp vụ truyền thông cơ bản như viết, sản xuất và biên tập video, audio, nhiếp ảnh, biên tập multimedia, thiết kế đồ họa... trên các kênh truyền thông đa dạng, hiện đại nhất hiện nay, áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như truyền thông doanh nghiệp, chính phủ, xã hội, đối ngoại... Kiến thức thực tế, thực tập chuyên ngành vững chắc.

2. Chuẩn đầu ra về kỹ năng
- Phát triển trình độ Tiếng Anh trong hoạt động nghề nghệp, (đạt chuẩn B1 theo khung tham chiếu châu Âu).
- Kết hợp các kỹ năng phân tích, phản biện, phê phán và tư duy sáng tạo; Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, truyền đạt vấn đề và giải pháp tới người nghe trong môi trường công việc.
- Kết hợp kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức thực hiện, đánh giá hiệu quả các chiến dịch, các dự án truyền thông, marketing, xây dựng và quảng bá thương hiệu, tổ chức sự kiện.
- Nắm vững các cộng cụ biên tập multimadia, kỹ xảo và hiệu ứng trong sản xuất sản phẩm truyền thông, thích ứng trong thời đại phát triển của kỹ thuật số hiện nay.
- Thiết kế được các thông điệp dưới dạng văn bản, hình ảnh tĩnh và video trong Truyền thông đa phương tiện, quảng cáo, đồ họa 3D, Infographic.
- Phát triển kỹ năng tác nghiệp cơ bản của người làm việc theo nhóm trong mọi điều kiện môi trường làm việc.
- Kết hợp kỹ năng quản ký và tư vấn, phát triển các sản phẩm quảng cáo truyền thông đa phương tiện, các dự án truyền thông đa phương tiện.

3. Chuẩn đầu ra năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Thể hiện khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong mọi điều kiện môi trường làm việc.
- Thể hiện quyết định chuyên môn và quan điểm cá nhân trong lĩnh vực chuyên môn về Truyền thông đa phương tiện.
- Phối hợp với những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định như nghiên cứu, lập kế hoạch, triển khai và đánh giá một chương trình Truyền thông đa phương tiện cụ thể.
- Hỗ trợ đồng nghiệp trong việc lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động Truyền thông đa phương tiện.
- Sẵn sàng chịu trách nhiệm đối với đồng nghiệp trong lĩnh vực Truyền thông đa phương tiện.

Vị trí việc làm mà sinh viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

NGÀNH TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN

Cử nhân Truyền thông đa phương tiện của trường Đại học Trưng Vương có khả năng tham gia nhiều vị trí công tác trong các cơ quan, đơn vị hoạt động liên quan đến lĩnh vực Truyền thông đa phương tiện như:
- Công ty phần mềm, thiết kế đồ họa, website;
- Công ty giải trí, quảng cáo, tổ chức sự kiện và quan hệ công chúng;
- Làm việc tại các bộ phận truyền thông của các cơ quan, tổ chức xã hội, đoàn thể, doanh nghiệp;
- Làm giảng viên trong các cơ sở đào tạo: Đại học, cao đẳng...

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

NGÀNH TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN

Sinh viên có thể tiếp tục tham gia các chương trình đào tạo thạc sĩ ở Việt Nam, hoặc các nước khác với các học bổng rất đa dạng và phong phú về chuyên môn, các lĩnh vực khoa học khác như: Tuyền thông đa phương tiện, Quản trị truyền thông, Quản trị kinh doanh, Truyền thông Marketing, Quan hệ công chúng...